ISO là gì?
ISO là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (The International Organization for Standardization), là một ủy ban quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 160 quốc gia.
ISO 9001:2015 là gì?
- ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đã được xuất bản lần đầu vào năm 1987, phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn ISO 9001 đã được phát hành vào tháng 9 năm 2015 (ISO 9001:2015)
- Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và yêu cầu luật định.
Phiên bản mới ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/09/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008) với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức ISO kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm. ISO 9001:2015 được tạo thành dựa trên các yêu cầu liên quan đến các khía cạnh của một hệ thống quản lý chất lượng.
Về cấu trúc, ISO 9001:2015 có 10 điều khoản tương ứng với chu trình PDCA. Điều khoản 4 đến 7 – Plan, Điều khoản 8 – Do, Điều khoản 9 – Check, Điều khoản 10 – Act. Cụ thể:
- Khoản 0-3 – Giới thiệu và phạm vi của tiêu chuẩn
- Khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức
- Khoản 5 – Lãnh đạo
- Khoản 6 – Kế hoạch
- Khoản 7 – Hỗ trợ
- Khoản 8 – Hoạt động
- Khoản 9 – đánh giá hiệu suất
- Khoản 10 – Cải thiện
Vậy điểm những điểm thay đổi của phiên bản ISO 9001:2015 so với phiên bản ISO 9001:2008 là gì?
1.Các điều khoản của ISO 9001:2008 không được đề cập trong phiên bản ISO 9001:2015 như:
Điều khoản ISO 9001:2008 | Diễn giải |
1.2 Áp dụng | ISO 9001:2015 không đề cập đến “Ngoại lệ”. Các yêu cầu về việc được phép “không áp dụng” một hoặc nhiều yêu cầu của tiêu chuẩn được đề cập trong Điều khoản 4.3 Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng. |
4.2.2 Sổ tay chất lượng | ISO 9001:2015 không yêu cầu bắt buộc tổ chức áp dụng phải thiết lập một tài liệu “Sổ tay chất lượng”. Lưu ý: Thiết lập Sổ tay chất lượng vẫn được coi là một “Thực hành tốt”, vì vậy tổ chức vẫn có thể duy trì một Sổ tay chất lượng như là một tài liệu giới thiệu về HTQLCL của mình. |
4.2.3 Kiểm soát tài liệu 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ | Nhất quán với việc sử dụng thống nhất thuật ngữ Thông tin bằng văn bản thay cho Tài liệu, Hồ sơ, Văn bản, Sổ tay, Thủ tục bằng văn bản trong ISO 9001:2008, các yêu cầu về kiểm soát thông tin bằng văn bản được đề cập trong Điều khoản 7.5 Thông tin bằng văn bản. Lưu ý: Mặc dù sử dụng thống nhất thuật ngữ Thông tin bằng văn bản, ISO 9001:2015 phân biệt 2 yêu cầu riêng biệt về “Duy trì” và “Lưu giữ” với Thông tin bằng văn bản, trong đó “Duy trì” được ám chỉ sử dụng cho các tài liệu, trong khi “Lưu giữ” được ám chỉ sử dụng cho các hồ sơ. |
5.5.2 Đại diện của lãnh đạo | ISO 9001:2015 không yêu cầu bắt buộc tổ chức áp dụng phải chỉ định một vị trí “Đại diện của lãnh đạo”. Tuy nhiên các trách nhiệm tương ứng, và được bổ sung, cho việc quản lý HTQLCL vẫn được đề cập trong Điều khoản 5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức. |
7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng | Yêu cầu về xác nhận giá trị sử dụng của quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ không còn là một Điều khoản riêng biệt mà được đưa vào thành một yêu cầu (f) của Điều khoản 8.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ. |
8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình | ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng cho Theo dõi và đo lường các quá trình. Yêu cầu về việc theo dõi và đo lường được đưa vào trong Điều khoản 9.1.1 Khái quát thuộc Điều khoản chính 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá |
8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm | ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng cho Theo dõi và đo lường sản phẩm. Yêu cầu về việc theo dõi và đo lường sản phẩm được đưa vào trong Điều khoản 8.6 Thông qua sản phẩm và dịch vụ và Điều khoản 9.1.1 Khái quát thuộc Điều khoản chính 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá. |
8.5.3 Hành động phòng ngừa | Nhất quán với tiếp cận về quản lý rủi ro, ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng về Hành động phòng ngừa. Tinh thần và yêu cầu phòng ngừa được bao gồm trong Điều khoản 6.1 Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội. |
2. Các điều khoản được bổ sung trong phiên bản ISO 9001:2015 như sau:
Điều khoản mới của ISO 9001:2015 | Diễn giải |
4.1 Bối cảnh của tổ chức | Tổ chức PHẢI xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến mục đích và các định hướng chiến lược của mình ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức. |
4.2 Hiểu biết các nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm | Tổ chức PHẢI xác định:
|
4.3 Xác định phạm vi của HTQLCL | Khi xác định phạm vi này, tổ chức cần xem xét đến:
|
Tiếp cận theo quản lý rủi ro | Các điều khoản liên quan: 4.4; 5.1; 6.1; 9.1.3; 9.3.2; 10.2
Có thể tham khảo thêm ISO 31000:2009 (Quản lý rủi ro) |
3. Các thuật ngữ được thay đổi trong phiên bản ISO 9001:2015
ISO 9001:2008 | ISO 9001:2015 |
Sản phẩm | Sản phẩm và dịch vụ |
Điều khoản loại trừ | Không sử dụng (Tùy thuộc theo bản chất rủi ro để loại trừ tuy nhiên không gây ra tình trạng không đạt được sự phù hợp của sàn phẩm) |
Đại diện lãnh đạo về chất lượng | Không sử dụng (Các trách nhiệm và quyền hạn được phân công nhưng không có yêu cầu cho một đại diện lãnh đạo riêng rẽ) |
Vản bản, số tay chất lượng, các thủ tục bằng văn bản, hồ sơ | Thông tin bằng văn bản -> thông tin được tạo ra phục vụ hoạt động, bằng chứng về các kết quả đạt được |
Môi trường làm việc | Môi trường cho việc thực hiện các quá trình |
Sản phẩm được mua | Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài |
Nhà cung cấp | Nhà cung cấp bên ngoài |
Tham khảo tại: http://www.iso.org