Ẩm thực xứ chùa Vàng làm nức lòng thực khách với sự kết hợp độc đáo giữa chua cay mặn ngọt, hiếm nơi nào có. Món Thái thường được tẩm ướp với rất nhiều gia vị. Một trong những gia vị nổi bật tạo nên hương vị đặc trưng chính là bột sả. Thái Lan là quốc gia tại châu Á dùng sả nhiều nhất trong các món ăn hàng ngày.
Bột sả – gia vị nổi bật trong ẩm thực Thái Lan
Ẩm thực Thái Lan được đánh giá lành mạnh nhất bởi hầu hết các món ăn đều chỉ tẩm ướp các loại gia vị tự nhiên như bột sả, bột nghệ, bột riềng, ớt, húng quế, rau mùi,… để tạo mùi vị thơm ngon. Đây đều là những hương liệu rất tốt cho sức khỏe.
Bột sả là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Thái Lan. Hầu hết món Thái nào cũng cần dùng đến nguyên liệu này.
Cũng giống Việt Nam, ở Thái, mỗi vùng miền đều có cách chế biến riêng sao cho hợp khẩu vị. Nhưng đều có đặc điểm chung là cay, mặn, chua (Phía Bắc Thái Lan không ăn vị ngọt). Góp phần giúp hương vị cay, chua đó dậy mùi chính là bột sả.
Các món ăn Thái được yêu thích nhất như lẩu thái, súp Tom Yum thì sả luôn là nguyên liệu không thể thiếu.
Lợi ích của bột sả trong món ăn Thái Lan
Phần trên chúng ta đã đề cập đến việc ẩm thực Thái Lan coi trọng sự lành mạnh. Bên cạnh tác dụng giúp các món ăn trở nên đậm đà, ấn tượng khó quên, căn bếp Thái không thể thiếu sả bởi công dụng to lớn của nó với sức khỏe của con người.
Mỗi loại gia vị, thảo mộc quen thuộc trong món ăn Thái đều có những đặc trưng riêng. Ví dụ như: Bột nghệ có tác dụng chống viêm sát trùng, bột ớt thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo,… Thì bột sả lại được ví như thảo dược có thể phòng ngừa và trị liệu được nhiều bệnh khác nhau:
- Ngăn ngừa ung thư
- Hạn chế rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh
- Hạ sốt, giải cảm lạnh, chữa ho
- Tăng cường hoạt động của dạ dày
- Có ích cho hệ thần kinh
- Giảm bớt các vấn đề về huyết áp
- Tiêu viêm, giảm đau nhức
- Diệt khuẩn, kháng nấm
- Làm đẹp da
- Thư giãn cơ thể
Với những công dụng của bột sả, chắc hẳn chúng ta đều cảm nhận được tinh hoa của ẩm thực Thái, không chỉ ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
3 món ăn Thái nổi tiếng có sử dụng bột sả
Sốt tôm cay – Tom Yum Kung
– Nguyên liệu: Tôm, bột tôm, hành tím, cà chua, nấm, mắm, muối, đường, nước cốt chanh, lá chanh, hành lá, rau mùi, bột sả, bột cà ri.
– Chế biến: Nước đun sôi, cho thêm bột sả, bột tôm, tôm và hành tím. Đến khi dậy mùi, cho thêm cà chua, nấm vào nấu tới khi chín. Nêm nếm gia vị mắm, muối, đường vừa ăn. Cho thêm nước chanh cùng hành lá, rau mùi, lá chanh và bột cà ri để thêm vị cay nếu muốn.
Gà nấu riềng – Tom Kha Kai
– Nguyên liệu: Gà, bột riềng, bột sả, nấm rơm, rau mùi, nước cốt dừa, chanh, ớt thái, lá chanh, nước mắm.
– Chế biến: Thịt gà hầm lấy nước dùng. Bắc nồi lên bếp đun hỗn hợp nước gà, bột riềng, bột sả, nấm rơm, nước cốt dừa vào đun sôi. Cuối cùng cho thịt gà vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng cho vài lát chanh tươi để các hương vị hòa quyện vào với nhau.
Lẩu Thái
– Nguyên liệu: Xương ống, ớt, lá chanh, riềng, bột sả, hành tây, cà chua, quế, đồ nhúng lẩu tùy thích.
– Chế biến: Sau khi sơ chế nguyên liệu cho xương ống vào đun nước dùng. Khoảng 20 phút cho thêm quế, lá chanh, riềng, bột sả, ngô vào đun sôi và vặn nhỏ lửa. Nêm nếm gia vị. Phi thơm hành tím, tỏi, cà chua, hành tây vào xào qua rồi cho vào nước dùng. Thêm sa tế để tạo vị cay cho nước lẩu. Đun tiếp trong 30 phút rồi tắt bếp.