Cà ri gà là 1 trong các món ăn ngon và bổ dưỡng, được rất nhiều bạn hay thích Hương vị hơi cay với khoai, thịt gà, cà rốt mềm và thơm quyện đều trong nước súp sánh ngọt làm bạn không thể cưỡng lại. Mặc dù, các món ăn này có xuất xứ bắt đầu là từ Ấn Độ nhưng hiện nay đã được biến tấu và mang những nét thuần Việt. Nếu bạn là người không có nhiều thời gian dành cho việc nấu nướng thì món cà ri này gà đóng lon là lựa chọn phù hợp với đầy đủ dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Vậy hãy cùng tìm hiểu quy trình sản xuất cà ri gà nhé, bắt đầu thôi.
Tổng quan về nguyên liệu
- Thịt gà
- Khoai tây
- Cà rốt lát
- Muối
- Đường
- Bột ngọt
- Bột hạt tiêu
- Tỏi lát
- Bột ngũ vị hương
- Bột hạt điều đỏ
- Bột hương dừa
- Nước cốt dừa
- Nước đá vảy
- Bột năng
Quy trình sản xuất cà ri gà đóng hộp
Cắt thịt
- Thịt được cắt nhỏ ra thành khối có kích thước khoảng 3x3x3 (cm) để dễ định lượng và xếp hộp.
2. Rã đông
- Thịt gà trước khi đưa vào sản xuất sẽ được rã đông bằng không khí, nhiệt độ phòng rã đông không quá 10 độ C trong vòng 3 – 4h cho đến khi khối thịt mềm là được.
3. Ướp
- Sau khi được cắt nhỏ, thịt gà được ướp đường, muối, bột ngọt, bột hạt tiêu, tỏi lát, nước đá vảy, để tạo thêm hương vị đậm đà cho sản phẩm.
4. Xếp hộp
- Cho sản phẩm vào hộp: Quá trình này được thực hiện bằng thủ công. Các nguyên liệu gồm thịt gà sau khi ướp, cà rốt và khoai tây, tất cả được cho vào hộp và cân điều chỉnh sao cho đủ phần cái.
- Một số điểm chú ý khi cho thực phẩm vào hộp
- Khi xếp thực phẩm vào hộp cần để một khoảng trống trên đỉnh hộp, tức là khoảng cách giữa mặt thực phẩm và nắp hộp, thường là 8 – 10 mm.
- Cùng một loại thực phẩm thì chất lượng của nó phải đồng đều về màu sắc, mùi vị, độ chín, hình dạng, kích thước các miếng và các khúc xếp vào.
- Thực phẩm cho vào phải đúng lượng quy định trong thành phần ghi trên nhãn hộp.
- Khi cho thực phẩm vào hộp cần giữ miệng hộp sạch sẽ, không được để các vụn nhỏ thực phẩm, dầu mỡ hay nước sốt dính vào mép hộp vì sẽ ảnh hưởng đến độ kín của hộp khi ghép mí.
5. Rót dịch
- Mục đích: Tăng vị ngon và tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
- Hộp sau khi được xếp phần cái vào thì người công nhân sẽ đưa lên băng chuyền để đi vào thiết bị rót sốt và ghép mí.
- Các thành phần gia vị như bảng dưới được nấu cho hòa tan hoàn toàn ở nồi nấu 2 vỏ. Sốt được rót nóng có nhiệt độ 85 – 900C có tác dụng bài khí cho thực phẩm.
- Bài khí: là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng của sản phẩm.
- Bài khí có tác dụng đuổi không khí tồn tại trong thực phẩm và cả lượng không khí trong khoảng không đỉnh hộp, nhằm để hạn chế sự oxy hóa các chất trong thực phẩm ảnh hưởng đến hương vị, màu sắc, dưỡng chất trong thực phẩm.
- Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí và hạn chế sự ăn mòn bao bì.
- Ngoài ra, bài khí còn tạo độ chân không trong hộp để nắp hộp được hút vào bên trong, tránh bị phồng, bung mí ghép khi vận chuyển và bảo quản.
- Thành phần nước sốt gồm: nước, muối, đường, bột ngọt, bột ngũ vị hương, bột hạt điều đỏ, bột hương dừa, nước cốt dừa, bột năng.
6. Ghép mí
- Mục đích: Cách ly thực phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật bên ngoài.
- Đây là khâu quan trọng trong chế biến đồ hộp có ảnh hưởng đến thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm. Do đó, cần phải ghép mí ngay sau khi rót sốt.
- Yêu cầu: nắp hộp cần phải ghép thật kín và chặt để khi thanh trùng áp suất chênh lệch giữa bên trong và ngoài hộp không làm bung mí ghép hay bật nắp khỏi thân hộp.
7. Thanh trùng – làm nguội
- Mục đích
- Tiêu diệt các vi sinh và enzyme sẵn có để tăng thời gian bảo quản thực phẩm. Quá trình thanh trùng chỉ nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có khả năng phát triển ở điều kiện bảo quản bình thường, làm hư hỏng sản phẩm hoặc tạo ra các độc tố gây nguy hại đến sức khỏe con người.
- Ngoài ra, việc thanh trùng còn có tác dụng làm tăng cường mùi vị của đồ hộp, làm nhừ kết cấu tổ chức của thực phẩm và tăng tính hấp dẫn riêng cho sản phẩm.
- Quá trình thanh trùng cần đạt được không phải đạt vô trùng tuyệt đối mà chỉ cần đạt được độ vô trùng công nghiệp hay độ vô trùng thương phẩm.
8. Kiểm tra đồ hộp sau thanh trùng – làm nguội
Sau thanh trùng – làm nguội cần kiểm tra kỹ lưỡng để phân loại, xếp hạng chất lượng để có chế độ bảo quản thích hợp.
+ Kiểm tra mặt ngoài
- Quan sát mí ghép (bằng mắt, các mí hàn hay bỏ vào nước nóng 80oC xem có sủi bọt không)
- Kiểm tra nắp và đáy: không phồng
- Mặt ngoài hộp phải sáng bóng, không được có hoen gỉ, đặc biệt là ở mí hộp.
+ Kiểm tra bằng giữ nhiệt
- Đồ hộp sau sản xuất được lựa chọn ngẫu nhiên rồi cho vào tủ ấm hay phòng có nhiệt độ thích hợp để trong một thời gian, quan sát sự phát triển của vi khuẩn hay nha bào còn sống sót hay không sau thanh trùng rồi tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra trong hộp
- Kiểm tra màu sắc, mùi vị của thịt, đo kích thước và khoảng không đỉnh hộp, kiểm tra trọng lượng, hình dáng, cấu tạo, thành phần hóa học của thịt.
9. Bảo ôn
Bảo ôn ở nhiệt độ bình thường, khoảng từ 10 – 15 ngày.
Quá trình này giúp đồ hộp ổn định về thành phần và phát hiện kịp thời các đồ hộp hư hỏng Xếp hộp vào thùng rồi xếp đống vào kho hay dùng giá đựng hộp để xếp hộp.
10. Dán nhãn
- Mục đích: Để biết được thông tin về công ty sản xuất, hàng hóa
- Thực hiện: in nhãn riêng rồi dáng vào hộp. yêu cầu dán ngay ngắn, chắc chắn để ko bị bung ra trong quá trình vận chuyển.
11. Đóng thùng
- Mục đích: Để việc vận chuyển, bốc dỡ được dễ dàng.
- Thực hiện: Xếp các hộp vào các thùng carton
Xem thêm: