Các từ halal và haram là các thuật ngữ thông thường được sử dụng trong Kinh Qur’an để chỉ định các danh mục hợp pháp hoặc được phép và bất hợp pháp hoặc bị cấm. Thuật ngữ halal đặc biệt liên quan đến luật ăn kiêng Hồi giáo, và đặc biệt là Người theo đạo Hồi chỉ được ăn thịt Halal, tức là thịt được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi.
CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?
- Sản phẩm Halal: là sản phẩm đó người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal.
- Mushbooh có nghĩa là nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram (đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản) thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.
- Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm, là chìa khóa mở cánh cửa vào thị trường hồi giá.
- Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/ tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram ( chất cấm theo quy định của luật Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
- Sản phẩm Halal (Sản phẩm được Chứng nhận Halal) sẽ được người Hồi giáo tin tưởng lựa chọn và sử dụng.
NHỮNG SẢN PHẨM NÀO MỚI CÓ THỂ ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HALAL?
Chỉ các các sản phẩm vật thể được sản xuất có nhãn hiệu thương mại rõ ràng thuộc các lĩnh vực mà Nhà nước sở tại cho phép sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận Halal.
Những loại sản phẩm thường được yêu cầu Chứng nhận Halal:
– Thực phẩm Halal,
– Thực phẩm chức năng Halal
– Mỹ Phẩm Halal,
– Dược phẩm Halal,
– Thức ăn chăn nuôi Halal, thức ăn thủy sản Halal,
– Các sản phẩm chăm sóc cá nhân Halal
Sản phẩm sau khi chứng nhận Halal được mang dấu Halal trực tiếp trên sản phẩm và/hoặc bao bì của sản phẩm. Dấu Halal và việc sử dụng dấu Halal được quy định cụ thể trong Hướng dẫn sử dụng Dấu chứng nhận của HCA (PL05)
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?
Điều kiện chung để sản phẩm của Tổ chức được chứng nhận Halal:
1. Nguyên liệu – Phụ gia – hóa chất:
- Không sử dụng các nguyên liệu Haram (bị cấm theo luật Hồi Giáo)
- Heo, chó hoặc dẫn xuất từ chúng
- Các loại động vật sống trên cạn không được giết mổ theo nghi thức Hồi Giáo (zabihah)
- Đồ uống chứa cồn: bia, rượu (sake, mirin,..)
- Nguyên liệu – phụ gia – hóa chất có nguồn gốc từ thịt động vật (thịt, chất béo động vật, gelatine,..) bắt buộc phải có chứng chỉ Halal trong thời hạn hiệu lực và hợp lệ.
- Nguyên liệu – phụ gia – hóa chất có chứng chỉ Halal thì chứng chỉ Halal phải được cấp phát từ các tổ chức đánh giá Halal được phê duyệt năng lực bởi JAKIM hoặc MUI hoặc GAC (GCC Accreditation Center); hoặc chứng nhận được cấp phát bởi JAKIM – Malaysia, MUI – Indonesia.
- Nguyên liệu- phụ gia – hóa chất không có chứng chỉ Halal cần kèm theo các tài liệu kỹ thuật (bao gồm thông tin về thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu thô)
- Nguyên liệu phụ gia – hóa chất phải được liệt kê đầy đủ vào form QF 03.01B (Danh sách nguyên liệu – phụ gia – hóa chất)
- Nguyên liệu chưa được xác định là Halal không được lưu kho chung với nguyên liệu Halal
- Nguyên liệu chứa thành phần Haram (heo, chó, bia, rượu,..) phải không được lưu chung kho với nguyên liệu Halal
2. Sản xuất
a) Đăng ký địa điểm sản xuất
- Khi tiến hành đăng ký chứng nhận cho 1 sản phẩm có nhãn hiệu cụ thể, công ty cần khai báo đầy đủ các địa chỉ sản xuất ra sản phẩm mang cùng thương hiệu đó (bao gồm chi nhánh, địa chỉ gia công) và sẽ phải thực hiện đánh giá tại tất cả các địa chỉ này.
- Công ty cần khai báo tới HCA khi thực hiện gia công tại một trong các công đoạn sản xuất ra sản phẩm đăng ký chứng nhận.
b) Nhà xưởng & Sản xuất
- Không sản xuất sản phẩm Halal và sản phẩm Haram trên chung 1 dây chuyền sản xuất.
- Trong trường hợp sử dụng chung thiết bị để sản xuất sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal và sản phẩm không đăng ký chứng nhận Halal thì nguyên liệu của sản phẩm không đăng ký chứng nhận Halal cũng phải đáp ứng yêu cầu giống sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal.
- Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc/ sử dụng cho sản phẩm Haram (heo, chó) muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải tẩy rửa theo nghi thức Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước. Thủ tục tẩy rửa phải được giám sát bởi HCA. Dây chuyền sau khi được tẩy rửa chỉ được sử dụng cho sản phẩm Halal. Việc chuyển đổi lặp lại từ dây chuyền Haram sang Halal là không được phép.
- Dây chuyền sản xuất Halal phải được thiết kế tách biệt trong suốt quá trình tiếp nhận, sơ chế, chế biến, lưu kho, vận chuyển.
- Trong trường hợp công ty có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật Haram (heo, chó…) hoặc những động vật trên cạn (bò, gà, dê..) chưa có chứng nhận Halal hợp lệ trong khuôn viên của nhà máy đăng ký đánh giá chứng nhận Halal thì phải tách biệt hoàn toàn nhà xưởng sản xuất sản phẩm Halal với những sản phẩm này, và cần có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ tránh nhiễm chéo giữa các sản phẩm này với các sản phẩm Halal.
3. Thiết kế bao bì và dán nhãn
- Thiết kế bao bì, dấu hiệu, biểu tượng, logo, tên sản phẩm không sử dụng các hình ảnh minh họa là Haram hoặc hình ảnh dẫn đến hiểu nhầm/ đi ngược lại với nguyên tắc của luật Hồi Giáo.
- Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal phải:
- Tên của sản phẩm không được đặt tên trùng hoặc đồng nghĩa với sản phẩm không phải là Halal như: Hamburger, Bak Kut teh, thịt lợn muối, rượu rum và những loại khác có thể gây nhầm lẫn;
- Tên của sản phẩm không bao gồm tên của các ngày lễ không thuộc về Hồi giáo (ví dụ: Christmas, Valentine,..) hoặc kết hợp với các biểu tượng tôn giáo không phải của Hồi Giáo; hoặc không được mô phỏng các hình ảnh động vật được phân loại là Haram (lợn, heo, ếch, cá sấu,..) trong các sản phẩm mô phỏng hình con giống.
4. Đào tạo
- Ban lãnh đạo phải đảm bảo các nhân sự có liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm Halal phải được đào tạo đầy đủ về tiêu chuẩn Halal; hiểu biết đầy đủ về nội dung cũng như áp dụng của các quy định Halal vào quá trình sản xuất.
5. Hệ thống đảm bảo/ kiểm soát Halal
- Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm nhân sự và thành lập ban kiểm soát Halal nội bộ có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện hệ thống kiểm soát Halal.
- Đối với các công ty có sản xuất sản phẩm liên quan đến thịt động vật trên cạn (heo, chó, bò, gà,..) hoặc bia, rượu trong phạm vị nhà máy xin chứng nhận Halal thì ban kiểm soát Halal phải bao gồm các nhân viên là người Hồi giáo và đảm bảo ít nhất 1 người giám sát/1 ca sản xuất.
- Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát Halal trong toàn bộ các hoạt động sản xuất Halal.
6. Lấy mẫu kiểm nghiệm
- Việc lấy mẫu kiểm nghiệm có thể được yêu cầu bởi đoàn đánh giá khi các phát hiện đánh giá chỉ ra sản phẩm có nguy cơ chứa thịt heo hoặc hàm lượng ethanol trong thành phẩm cuối vượt quá yêu cầu.
7. Yêu cầu đặc biệt cho các công ty sản xuất sản phẩm có liên quan đến thịt động vật trên cạn (heo, chó, bò, gà,…) mà những sản phẩm này chưa được chứng nhận Halal nhưng được sản xuất trong cùng nhà máy sản xuất các sản phẩm chứng nhận Halal.
- Các thiết bị máy móc đã từng tiếp xúc/ sử dụng cho sản phẩm Haram muốn chuyển đổi sang sử dụng cho sản phẩm Halal cần phải tẩy rửa theo nghi thức Hồi Giáo bằng đất tẩy và nước. Thủ tục tẩy rửa phải được giám sát bởi HCA. Dây chuyền sau khi được tẩy rửa chỉ được sử dụng cho sản phẩm Halal. Việc chuyển đổi lặp lại từ dây chuyền Haram sang Halal là không được phép.
- Dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal và Haram phải được thiết kế tách biệt hoàn toàn về mặt không gian trong tất cả các công đoạn sơ chế, sản xuất, lưu kho , vận chuyển
- Có nhân sự là người Hồi giám thực hiện việc giám sát sự tách biệt giữa giữa dây chuyền Halal và Haram(1 người/ 1 ca sản xuất hoặc một nhân viên đảm bảo chất lượng QA là người Hồi Giáo)
- Doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo cho nhân viên liên quan đến hoạt động sản xuất Halal về tiêu chuẩn Halal, xây dựng hệ thống kiểm soát Halal trong nhà máy trước khi tiến hành đánh giá hiện trường.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm ADN động vật trên cạn nếu được đoàn đánh giá yêu cầu.
Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam cam kết tích hợp hệ thống đảm bảo Halal trong doanh nghiệp
Halal Assurance System (HAS) là một hệ thống quản lý tích hợp được xây dựng và phát triển, triển khai và duy trì giúp quản lý nguyên liệu, quy trình sản xuất, sản phẩm, nguồn nhân lực và quy trình nhằm duy trì tính bền vững của quy trình sản xuất halal theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal. Nó đóng vai trò là tài liệu hướng dẫn để duy trì tính nhất quán của sản phẩm Halal do công ty sản xuất. Hệ thống được coi như một cơ chế nội bộ trong giám sát , kiểm soát, cải tiến Halal và ngăn chặn bất kỳ sự không tuân thủ nào trong sản xuất sản phẩm Halal: giúp giảm thiểu và kiểm soát các mối nguy Halal, bảo đảm tính toàn vẹn trong sản xuất Halal.
Hệ thống đảm bảo Halal (HAS) dựa trên các nguyên tắc của HACCP. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình cung cấp (đặc biệt là nguồn gốc của tất cả các nguyên liệu thô, thứ cấp và phụ trợ), quy trình vệ sinh và quá trình truy xuất nguồn gốc. Hệ thống quản lý Halal được Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam tích hợp vào cùng tất cả các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế (ISO 22000, FSSC 22000, v.v.) cho phép các công ty chứng nhận sản phẩm của họ là Halal theo cách đơn giản và chi phí thấp. Những điểm cơ bản của việc phát triển Hệ thống quản lý Halal được chấp nhận là:
- Xây dựng Chính sách Halal đã được phê duyệt
- Phát triển đội ngũ quản lý Halal chuyên dụng
- Phát triển một phân tích vững chắc về các điểm quan trọng Halal * của quy trình sản xuất và tích hợp chúng trong phân tích HACCP
- Halal đào tạo về các vấn đề Halal quan trọng của cán bộ tham gia vào quá trình Halal quan trọng (ví dụ như cung cấp nguyên liệu và phụ trợ, làm sạch & khử trùng, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối)
- Bao gồm Quy định cho phòng thu mua nguyên liệu Halal (chứng nhận Halal nguyên liệu, ….)
- Tích hợp quy trình truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn
- Tích hợp hệ thống đảm bảo Halal trong chương trình kiểm toán nội bộ
- Tích hợp các yêu cầu Halal trong quy trình sản xuất không phù hợp
- Tích hợp các yêu cầu Halal trong thủ tục thu hồi
- Tích hợp các yêu cầu Halal trong quy trình thiết kế / sửa đổi sản phẩm
- Áp dụng đúng quy trình dán nhãn Logo HCA
Xem thêm:
- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ở công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam vào quản trị và xử lý rủi ro về nhân lực
- Cam kết của công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam về đạo đức kinh doanh theo đúng chuẩn SEDEX