FSSC 22000 là một cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm nhằm cung cấp nền tảng đảm bảo thương hiệu đáng tin cậy cho ngành hàng tiêu dùng. Tuy nhiên tại sao lại có tiêu chuẩn FSSC 22000, muốn đạt được FSSC 22000 cần có những tiêu chí nào và Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam đang áp dụng FSSC 22000 như thế nào?
FSSC 22000 – GFSI LÀ GÌ?
- GFSI là Global Food Safety Initiative – Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu.
- GFSI là một bộ phận của Diễn đàn hàng tiêu dùng và sự hợp tác của các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ thực phẩm toàn cầu.
- GFSI đánh giá các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau dựa trên một bộ tiêu chí cơ bản. Các tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chí được công nhận. Nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất lớn đang yêu cầu nhà cung cấp có chứng nhận được GFSI công nhận.
Một trong những tiêu chuẩn được đánh giá là FSSC 22000.
- Như đã biết ISO 22000 là tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức ISO ban hành. Tuy nhiên, chứng nhận ISO 22000 không được công nhận bởi GFSI.
Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Chứng nhận An toàn Thực phẩm đã tạo ra FSSC 22000. Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ISO 22000, các chương trình tiên quyết và một vài yêu cầu chung. FSSC 22000 được đánh giá và công nhận bởi GFSI.
FSSC 22000 tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro và mối nguy trong quá trình chế biến, sản xuất, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, xử lý hoặc chào bán hoặc cung cấp trong bất kỳ lĩnh vực nào của chuỗi thực phẩm.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA FSSC 22000
FSSC 22000 có 03 thành phần cơ bản. Bao gồm:
- ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn ISO 22000 tạo cơ sở cho FSSC 22000. ISO 22000 đưa ra các yêu cầu cho việc phát triển, triển khai và bảo trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) như được quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000: 2018.
Đây là lý do tại sao việc sửa đổi ISO 22000 có tác động lớn đối với FSSC 22000.
- PRP (prerequisite programs- Chương trình tiên quyết)
Các chương trình tiên quyết là chương trình bắt buộc. Các yêu cầu PRP này được nêu rõ trong:
ISO/ TS 22002-x,
NEN / NTA 8059 và
hoặc các tiêu chuẩn BSI / PAS 221.
Các chương trình tiên quyết là các chương trình và thực tiễn được áp dụng để giải quyết vai trò của môi trường sản xuất trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm an toàn.
Các chương trình tiên quyết là gì sẽ phụ thuộc vào phạm vi của bạn. Ví dụ như:
- Bộ xử lý thực phẩm sử dụng ISO / TS 22002-1
- ( hoặc sử dụng ISO 9001:2015)
Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.
- Các nhà sản xuất Bao bì Thực phẩm sử dụng ISO / TS 22002-4.
Các chương trình tiên quyết và yêu cầu thiết kế về an toàn thực phẩm trong sản xuất và cung cấp bao bì thực phẩm.
- Các nhà sản xuất hoặc Nhà Cung cấp Thực phẩm Thú, Thức ăn hoặc Thành phần sử dụng PAS 222.
Các chương trình tiên quyết để sản xuất thức ăn và thức ăn chăn nuôi cho động vật.
- Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000
- Các yêu cầu bổ sung liên quan đến việc:
- Quản lý dịch vụ (tương đương yêu cầu 7.1.6 của ISO 22000:2018).
- Ghi nhãn sản phẩm (tương đương yêu cầu 8.5.1.3 của ISO 22000:2018).
- Phòng vệ thực phẩm.
- Giảm thiểu gian lận thực phẩm.
- Sử dụng logo.
- Quản lý chất gây dị ứng.
- Giám sát môi trường.
- Công thức sản phẩm.
- Vận chuyển.
- FSSC 22000 được áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm gồm: thực phẩm, bao bì, vật liệu bao gói, bảo quản và phân phối cho các nhà sản xuất chính, nhà sản xuất và nhà phân phối.
- Các tổ chức trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm có thể được hưởng lợi từ chứng nhận FSSC 22000, bất kể quy mộ hoặc độ phức tạp của họ. Chúng bao gồm các nhà sản xuất và chế biến:
- Nuôi để lấy thịt, sữa, trứng và mật ong ( không bao gồm bẫy, săn bắn và đánh bắt cá).
- Sản xuất sản phẩm thực phẩm như các sản phẩm động vật hoặc thực vật dễ hỏng( hoa quả tươi đóng gói, hoặc nước trái cây tươi, rau quả tươi đóng gói, rau quả bảo quản), sản phẩm ổn định ở môi trường xung quanh (ví dụ như sản phẩm đóng hộp, bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống giải khát…) và các hóa chất (sinh học).
- Sản xuất bao bì thực phẩm và nguyên liệu đóng gói (ví dụ như nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực thực phẩm).
- Sản phẩm thực phẩm và thức ăn gia súc. như thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho cá.
- Các dịch vụ vận tải và lưu trữ, bao gồm cả các dịch vụ trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
- Phục vụ chế biến, lưu trữ, bao gồm cả các dịch vụ trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
- Cung cấp các thành phẩm thức ăn bán lẻ, bán buôn cho khách hàng.
NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH CỦA FSSC 22000 PHIÊN BẢN 5
- FSSC 22000 đã cập nhật phiên bản 5 vào ngày 3 tháng 6 năm 2019. Lý do cho việc sửa đổi này là tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã được cập nhật vào năm 2018.
- Trong phiên bản 5 của FSSC 22000 có một phần quản lý chất lượng tùy chọn. Bao gồm tất cả các yếu tố có thể tích hợp của ISO 9001 vào chứng nhận FSSC 22000.
- Bằng cách này, có thể kết hợp Chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm với Chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001.
- Điều này có nghĩa nếu như tổ chức nào đã được chứng nhận ISO 9001. Tổ chức có thể sử dụng các thủ tục/quy trình đã viết của ISO 9001 cho các yêu cầu trong ISO 22000.
- ISO 22000 là nền tảng cho FSSC 22000. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những thay đổi của FSSC 22000 phiên bản 5 tương ứng với các thay đổi trong ISO 22000: 2018.
Các giải pháp phòng vệ thực phẩm được công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam áp dụng theo yêu cầu bổ sung của FSSC 22000
Trong các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000 có một tiêu chí quan trọng là Phòng vệ thực phẩm. Công ty phải có chương trình chống gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm được thiết lập thành văn bản, bao gồm cả đánh giá khả năng tổn thương (VULNERABILITY ASSESSMENT). Chương trình này được thiết lập để nhận dạng và giảm thiểu các rủi ro trong chuỗi cung ứng. Các giải pháp phòng vệ thực phẩm hiện đang được Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam áp dụng đáp ứng yêu cầu bổ sung của FSSC 22000 bao gồm:
Các Biện Pháp An Ninh Bên Ngoài
MỤC TIÊU: Ngăn ngừa kẻ xâm nhập trái phép, hoặc đưa vật liệu bất hợp lệ vào công ty, nhà xưởng.
A/ An Ninh về Vật Chất
- Các ranh giới cơ xưởng trống trãi và kiên cố để ngăn ngừa sự đột nhập trái phép (thí dụ, thiết lập các hàng rào, dựng các bảng cấm vượt qua)
- Cổng vào kiên cố (thí dụ, cài đặt ổ khóa và/hoặc hệ thống báo động và hoạt động hữu hiệu)
- Kiểm soát thường trực vòng quanh xưởng xem có hoạt động gì khả nghi
- Thắp đèn sáng bên ngoài để ngăn chặn các hoạt động trái phép
- Bảo vệ chặt chẽ các ngõ vào như cửa sổ và lỗ thông hơi
- Bảo vệ kho chứa bên ngoài tòa nhà để ngăn chặn sự xâm nhập trái phép
- Lắp đặt hệ thống camera giám sát bên tại cổng, tường rào, bên ngoài nhà xưởng, bên ngoài kho bãi để đảm bảo giám sát được mọi hoạt động của các khu vực đó, đồng thời tranh người bên ngoài đột nhập vào.
B/ An Ninh khi Chuyển/Nhận Hàng
- Kiểm tra các lô hàng nhận được, để xem có bị phá hoại không
- Kiểm tra các xe cộ đến và đi, để xem có hoạt động gì khả nghi
- Sắp xếp lịch trình và theo dõi các hoạt động bốc dỡ hàng
- Kiểm soát khu bốc hàng ở bến tàu (thí dụ, theo dõi hoặc khoá lại)
- Cài khóa hoặc niêm phong chặt chẽ các kiện hàng nhận được
- Khoá lại hoặc niêm phong các kiện hàng gửi đi
C/ An Ninh về Thư Tín
- Thư tín được sắp xếp ở cách xa thực phẩm, kể cả vật liệu chế biến và thực phẩm đóng gói
- Nhân viên nào giải quyết thư tín thì biết cách giải quyết các thư tín khả nghi, và hiểu các hướng dẫn của bưu điện Việt Nam.
Các Biện Pháp An Ninh Bên Trong
(Thí dụ: dấu hiệu, quan sát, hạn chế sử dụng)
MỤC TIÊU: Bảo vệ sản phẩm khỏi bị cố ý làm độc qua tiến trình sản xuất.
A/ Tổng Quát về An Ninh Bên Trong
- Báo cáo cho nhân sự thích hợp về các gói hàng khả nghi
- Xác định rõ ràng các khu vực hạn chế
- Kiểm soát các vật liệu mà trước đó không ai trông coi, trước khi sử dụng
- Báo cáo cho các nhân sự thích hợp về những thay đổi bất ngờ trong hàng tồn kho (sản phẩm hoặc thiết bị)
- Sắp sẵn hệ thống thắp đèn trong trường hợp khẩn cấp
- Nhận diện, kiểm tra và duyệt xét một hệ thống cảnh báo khẩn cấp, với các dữ kiện liên lạc khẩn cấp (ví dụ, cảnh sát hoặc nhân viên cứu hoả)
B/ An Ninh cho Khu Vực Chế Biến
- Hạn chế tiếp xúc thực phẩm sống, vật liệu chế biến, và sản phẩm đóng gói
- Kiểm soát các khu vực chế biến thực phẩm sống hoặc nơi giữ lạnh thực phẩm sống
- Hạn chế sử dụng máy móc kiểm soát tiến trình sản xuất như lò nướng, máy trộn, lò sấy…
- Kiểm tra vật liệu chế biến xem có bị giả mạo không
- Bảo đảm là hồ sơ truy ra nguồn gốc một bước lùi, một bước tới, hoặc cả hai
C/ An Ninh cho Kho Hàng
- Hạn chế ra vào các khu vực kho hàng
- Thực tập việc luân chuyển hàng tồn kho (một vào, một ra)
- Kiểm soát nhãn hiệu và vật liệu đóng gói, để ngăn ngừa trộm cắp và lạm dụng
- Kiểm tra định kỳ các vật liệu trong kho hàng xem có bị phá hoại không
Kế Hoạch Phòng Vệ Thực Phẩm Các Biện Pháp An Ninh Bên Trong
A/ An Ninh cho Vật Liệu Chế biến/Nước/Nước Đá
- Hạn chế tiếp xúc với các bồn chứa nước sạch và hệ thống nước tái dụng.
- Kiểm tra và hạn chế tiếp xúc các đường ống vận chuyển nước hoặc vật liệu chế biến
- Kiểm soát sử dụng máy làm nước đá của cơ xưởng
- Kiểm soát các vật liệu chế biến bị giới hạn (thí dụ, muối nitrites)
- Yêu cầu nhà cung cấp đưa dữ kiện về sự an toàn thực phẩm/an ninh
B/ An ninh về Kiểm Soát Hóa Chất/Vật Liệu Độc Hại
- Các hóa chất/vật liệu độc hại, kể cả thuốc trừ sâu, vật liệu lau rửa hoặc phòng thí nghiệm, và thuốc diệt trùng được cất giữ ở một khu vực hạn chế hoặc được khoá bằng ống khóa.
- Duy trì danh sách hàng tồn kho được cập nhật với vật liệu độc hại và hóa chất, điều tra các thiếu sót.
- Kiểm soát chất thải có tiềm năng độc hại (sinh học hay hóa học) và thải đúng cách
C/ An ninh cho Dữ Kiện Thông Tin
- Kiểm soát ngỏ vào dữ kiện thông tin nhạy cảm, như bản thiết kế trang web và chi tiết vận hành.
- Bảo vệ ngỏ vào hệ thống máy điện toán bằng các tường lửa và/hoặc passwords.
D/ Các Biện Pháp An Ninh về Nhân Sự
(Ví dụ: xem xét các tham khảo, dùng sổ ghi khách viếng hoặc ký-vào, hoặc kiểm soát ID)
MỤC TIÊU: Để bảo đảm là chỉ có nhân sự nào được phép có mặt tại cơ sở này bất cứ lúc nào
A/ An Ninh về Nhân Sự
- Sắp sẵn một phương pháp nhận diện hoặc xác định các nhân viên trong cơ sở
- Tiến hành việc kiểm tra lý lịch hoặc nguồn giới thiệu các nhân viên mới
- Hạn chế những thứ gì mà nhân viên có thể mang tới hoặc lấy đi từ cơ sở (thí dụ, máy ảnh)
B/ An Ninh cho Ai Không Là Nhân Viên (thí dụ: khách viếng, nhà thầu, khách mời, khách hàng, tài xế xe hàng)
- Giữ sổ ghi danh tánh những ai không là nhân viên mà bước vào cơ sở
- Sắp sẵn một phương pháp nhận diện hoặc xác định ai không là nhân viên trong cơ sở
- Trông coi tại-chỗ những ai không là nhân viên
- Hạn chế những ai không là nhân viên ở các khu vực thích hợp
- Hạn chế những thứ gì mà ai không là nhân viên có thể mang tới hoặc lấy đi từ cơ sở
C/ Huấn Luyện về An Ninh
- Huấn luyện nhân viên mới để hiểu biết các biện pháp an ninh
- Huấn luyện bổ túc cho nhân viên về các biện pháp an ninh, trên căn bản định kỳ
- Huấn luyện nhân viên để báo cáo các hoạt động khả nghi hoặc quan sát bất thường.
Xem thêm:
- Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam cam kết tích hợp hệ thống đảm bảo Halal trong doanh nghiệp
- Cam kết của công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam về đạo đức kinh doanh theo đúng chuẩn SEDEX