Sedex là một tổ chức phi lợi nhuận (Non-Profit Organization) được thành lập để cải tiến việc thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.
SEDEX LÀ GÌ ?
Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên hoạt động phi lợi nhuận với mục đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Là một tổ chức hợp tác lớn nhất cho việc chia sẻ các thông tin về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng, Sedex là một giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sáng tạo và hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ danh tiếng cho công ty và cải thiện hoạt động của chuỗi cung ứng.
Sedex cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các thành viên để lưu trữ, chia sẻ và báo cáo về thông tin trên bốn lĩnh vực chính:
- Tiêu chuẩn Lao động
- Sức khỏe và an toàn
- Môi trường
- Đạo đức kinh doanh.
LỢI ÍCH KHI THAM GIA SEDEX?
- Sedex tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải tiến liên tục của các thực hành đạo đức và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng
- Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ / khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ, tránh việc lặp lại, thủ tục hành chính, số lần đánh giá chi phí để giúp giảm chi phí
- Sedex cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá: chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên, chi tiết của chương trình đào tạo, tham gia các dự án cộng đồng và phi chính phủ, ví dụ điển hình trong báo cáo đánh giá.
- Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hơn 27.000 thành viên, 23 lĩnh vực và có mặt ở hơn 150 quốc gia.
MỤC ĐÍCH CỦA SEDEX
- Người mua có thể xem và quản lý thông tin về đạo đức và tất cả các nhà cung cấp của họ ở một nơi an toàn.
- Các nhà cung cấp có thể nhập thông tin về trách nhiệm xã hội của họ và chọn chia sẻ nó với nhiều khách hàng trên Sedex.
CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA SEDEX
- Lao động cưỡng bức
- Tự do hiệp hội
- Sức khỏe và an toàn
- Lao động trẻ em và lao động trẻ
- Mức lương căn bản
- Giờ làm việc
- Phân biệt đối xử
- Nhà thầu phụ, làm việc tại nhà, gia công ngoài
- Kỷ luật
- Các vấn đề khác:
– Quyền làm việc, di cư và cơ quan lao động
– Môi trường
– Thực hành kinh doanh
CAM KẾT CỦA CÔNG TY TNHH HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM VIỆT NAM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH THEO ĐÚNG CHUẨN SEDEX
Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp đối với chính bản thân doanh nghiệp, trách nhiệm với xã hội như: người lao động, người tiêu dùng, môi trường…. Xây dựng đạo đức kinh doanh theo tiêu chuẩn SEDEX là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Cam kết của Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam về:
I. Tính trung thực:
- Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm.
- Không thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô.
II. Tôn trọng con người:
- Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
- Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.
III. Tính minh bạch:
- Cam kết minh bạch quy trình sản xuất, từ vùng nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm
- Cam kết tính minh bạch trong giá thành cho nguyên liệu và sản phẩm sản xuất.
- Đối với người tiêu dùng, tính minh bạch của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
Đạo đức kinh doanh còn được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau trong kinh doanh như:
IV. Khía cạnh kinh tế:
Khía cạnh kinh tế của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Đối với người lao động, khía cạnh đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc.
- Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp – mà đại diện là người quản lý, điều hành – với những điều kiện ràng buộc chính thức.
- Đối với các bên liên đới khác, đạo đức kinh doanh thể hiện qua nghĩa vụ kinh tế. Mà ở đây, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích công bằng cho các bên liên đới. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư, vv…
- Đạo đức kinh doanh còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng ; lợi nhuận và tăng trưởng trong kinh doanh so với các hãng khác có thể tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư của các chủ đầu tư.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh; và triết lý đạo đức của doanh nghiệp có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Những biện pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, có định giá, câu kết… có thể làm giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Lạm dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại một cách bất hợp pháp cũng là biện pháp thường thấy trong cạnh tranh.
- Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn đạo đức kinh doanh thể hiện ở mặt nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
V. Khía cạnh pháp lý:
- Khía cạnh pháp lý trong đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm bốn điểm:
1. Điều tiết cạnh tranh:
- Do quyền lực độc quyền có thể dẫn đến những thiệt hại cho xã hội và các đối tượng hữu quan, như nền kinh tế kém hiệu quả do “mất không” về phúc lợi xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không công bằng do một phần “thặng dư” của người tiêu dùng hay người cung ứng bị tước đoạt, như đã được chứng minh trong lý thuyết Kinh tế học thị trường.
- Khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền. Vì vậy, nhiều nước đã thông qua nhiều sắc luật nhằm kiểm soát tình trạng độc quyền, ngăn chặn các biện pháp định giá không công bằng (giá độc quyền) và được gọi chung là các luật pháp hỗ trợ cạnh tranh.
2. Bảo vệ người tiêu dùng:
- Để bảo vệ người tiêu dùng, luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm..
3. Bảo vệ môi trường:
Luật bảo vệ môi trường được ban hành lần đầu tiên xuất phát từ những câu hỏi đặt ra từ việc phân tích về lợi ích và thiệt hại của một quyết định, một hoạt động kinh doanh đối với các đối tượng khác nhau trong phạm vi toàn xã hội. Điều trở nên đặc biệt khó khi đánh giá hệ quả lâu dài gây ra đối với sức khỏe con người, hiệu quả sản xuất và nguồn lực chung của xã hội do những quyết định và hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hiện nay gây ra.
- Những vấn đề phổ biến được quan tâm hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất đai, và tiếng ồn.
4. An toàn và bình đẳng:
- Luật pháp cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ người lao động trước tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt có thể là vì tuổi tác, giới tính, dân tộc, thể chất. Luật pháp thừa nhận quyền của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng những người có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu trong bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện và bất hợp lý. Những quyền cơ bản của người lao động cần được bảo vệ là quyền được sống và làm việc, quyền có cơ hội lao động như nhau. Việc sa thải người lao động mà không có những bằng chứng cụ thể về việc người lao động không đủ năng lực hoàn thành các yêu cầu hợp lý của công việc bị coi là vi phạm các quyền nêu trên.
Ví dụ: Lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp thai sản nếu mang thai hoặc kể cả sảy thai vẫn có quyền lợi thai sản.
- Luật pháp cũng bảo vệ quyền của người lao động được hưởng một môi trường làm việc an toàn. Sự khác nhau về đặc trưng cấu trúc cơ thể và thể lực có thể dẫn đến việc nhận thức và khả năng đương đầu với những rủi ro trong công việc khác nhau. Luật pháp bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng người lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại, mà còn bảo vệ quyền của họ trong việc “được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm hợp lý”. Trong trường hợp các công việc nguy hiểm được nhận thức đầy đủ và được người lao động tự nguyện chấp nhận, luật pháp cũng buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo trả mức lương tương xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro của công việc đối với người lao động.
Xây dựng các chương trình giao ước đạo đức trong đó thiết lập được một hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi sai trái, và bảo vệ người phát giác là một trong những biện pháp hữu hiệu được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Đó là vì những cam kết về pháp lý có tác dụng ngăn chặn vi phạm pháp luật còn những giá trị đạo đức riêng của doanh nghiệp mới có tác dụng tạo nên hình ảnh cho chúng. Vì vậy, các chương trình giao ước đạo đức có thể góp phần tạo nên hình ảnh đáng trân trọng đối với doanh nghiệp nếu chúng lấy những giá trị và chuẩn mực đạo đức đúng đắn đã được xây dựng làm động lực.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Công ty không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện đúng với đạo đức kinh doanh đã đề ra và được ràng buộc với trách nhiệm pháp lý.
Xem thêm:
- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ở công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam vào quản trị và xử lý rủi ro về nhân lực
- Công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam cam kết tích hợp hệ thống đảm bảo Halal trong doanh nghiệp
- Các giải pháp phòng vệ thực phẩm được công ty TNHH Hương liệu thực phẩm Việt Nam áp dụng theo yêu cầu bổ sung của FSSC 22000