Trong gian bếp của mỗi gia đình. gia vị không thể thiếu được chính là tỏi, nhưng không phải ai cũng biết rõ về các loại tỏi cũng như các tác dụng chữa bệnh từ loại gia vị này. Cùng Vina Aroma tìm hiểu về Tỏi, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc, để sử dụng gia vị Tỏi một cách tốt nhất cho bữa ăn gia đình của mình.
1. Khái niệm: Tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành (hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…v.v..). Tỏi được con người sử dụng làm gia vị trong món ăn hoặc được sử dụng như một vị thuốc ( có thể chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, tim mạch, huyết áo cao, nồng độ Cholestorol cao, chống vi rút – vi khuẩn, sơ cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư …) như những loài họ hàng của nó.
Tỏi là một trong những cây dễ trồng, phù hợp với khí hậu ôn hòa, có nhiều ứng dụng nên được trồng nhiều ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Ai Cập, Nam Triều Tiên, Nga…Ở Việt Nam có nhiều khu vực trồng tỏi nổi tiếng như Lý Sơn – Quảng Ngãi, Phan Rang- Ninh Thuận và gần đây nhất là Bắc Giang.
Nhắc tới Lý Sơn, chúng ta sẽ nhớ đến 1 hòn đảo được hình thành từ núi lửa và được cát biển, đá san hô bồi đắp. Do có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt nên tỏi được trồng ở đây cũng có đặc điểm khác biệt, tỏi có màu trắng, vị cay dịu, mùi không nồng và củ nhỏ hơn các loại tỏi khác. Tại đây nổi tiếng nhất phải nói đến tỏi một, hay còn gọi là tỏi 1 tép, tỏi mồ côi. Giống tỏi này đặc biệt ngay ở cách gọi vì mỗi một củ chỉ có 1 tép tỏi, nó có hương vị đặc biệt hơn tỏi thường. Người nông dân không thể tác động để tạo ra chúng, mà chúng được tạo ra 1 cách hoàn toàn tự nhiên, tất cả các chất dinh dưỡng của cây tỏi đều dồn vào 1 tép tỏi , cho nên khi thu hoạch, người nông dân mới có thể phân loại ra tỏi cô đơn, do số lượng không nhiều nên giá cả của loại tỏi này cũng cao hơn những loại tỏi khác. Theo người dân nơi đây, Tỏi cô đơn có thể phòng ngừa và chữa một số bệnh như: bổ thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang
Phan Rang là vùng đất cát, đầy nắng gió, người ta ví Phan Rang như một sa mạc thu nhỏ, chính vì thế tỏi ở nơi đây thơm,cay và nồng hơn tỏi ở Lý Sơn nên tỏi Phan Rang chứa hàm lượng allicin, glucogen,aliin, fitonxit, các vitamin và các nguyên tố vi lượng cao gấp nhiều lần tỏi Lý Sơn, có tác dụng tăng cường kháng sinh chống lại virut gây bệnh, ngăn ngừa tất cả các bệnh ung thư, diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và làm đẹp. Ngoài tỏi cô đơn ở Lý Sơn thì tỏi Phan Rang cũng được sử dụng rất nhiều để làm tỏi đen.
Bắc Giang là tỉnh thành có truyền thông trồng tỏi lâu đời.Tỏi Bắc Giang là loại tỏi tía củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm.
2.Tỏi trong ẩm thực Thế giới
Tỏi là thành phần cơ bản trong hầu hết các món ăn của các khu Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Âu và một số khu vực của Mỹ Latinh
Tỏi có thể được ép làm dầu tỏi, hoặc phơi, sấy thành tỏi khô, được băm thành lát, hoặc nghiền thành bột. Tất cả những sản phẩm từ tỏi đều được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn từ cơ bản đến cầu kỳ. Tỏi sống cùng với nước mắm, ớt tươi xắt nhỏ, nước cốt chanh , đường, bột ngọt hoặc một số gia vị khác, là một loại nước chấm được sử dụng nhiều ở Đông và Đông Nam Á, thường loại nước chấm này được dùng cho hầu hết các món từ rau tới thịt, cá, hải sản…. hiện nay thành phần tỏi có trong các sản phẩm nước chấm chế biến sẵn đã được bán trên hầu hết các nước trên thế giới. Và theo đánh giá thì các loại nước chấm có thành phần tỏi trong đó đều được ưa thích hơn cả. Trong khi đó tại Đông Âu, thì tỏi lại được dùng để ngâm với hỗn hợp gia vị khác để tạo lên món khai vị, hoặc sử dụng tỏi để ướp các món thịt nướng, món rán, quay, hoặc làm tăng gia vị cho các món súp, và món hầm…Tỏi rất cần thiết trong nấu ăn Trung Đông và Ả Rập, với sự hiện diện của nó trong nhiều mặt hàng thực phẩm. Ở các nước Levantine như Jordan, Palestine và Lebanon, tỏi thường được nghiền cùng với dầu ô liu và đôi khi là muối để tạo ra một loại nước sốt tỏi Trung Đông có tên là Toum. Mặc dù không được phục vụ riêng với thịt, toum thường được kết hợp với thịt gà hoặc các món thịt khác . Sử dụng tỏi với dầu ô liu hay trộn tỏi, hạnh nhân, dầu và bánh mì ngâm hoặc sữa chua trộn với tỏi và muối, là một loại nước sốt phổ biến trong các món ăn Đông Địa Trung Hải.
3.Tỏi trong phương pháp chữa bệnh
a.Tim mạch
Kể từ năm 2015, Các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện để xác định việc sử dụng tỏi có thể tăng huyết áp hay không? Tuy nhiên các báo cáo cho thấy đã không có kết luận rõ ràng về điều đó cho đến năm năm 2016, một báo cáo tổng hợp đã chỉ ra rằng không có ảnh hưởng của việc sử dụng tỏi đối với nồng độ liproprotein trong máu, một yếu tố cho việc xác định chứng xơ vữa động mạch. Báo cáo đã chỉ ra tỏi có thể làm giảm kết tập tiểu cầu, những người thuốc chống đông máu nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm từ tỏi, hoặc các món ăn nhiều tỏi.
b.Ung thư
Cũng vào năm 2016, một báo cáo tổng hợp khác về nghiên các nghiên cứu kiểm soát trường hợp và đoàn hệ đã tìm thấy mối liên hệ nghịch đảo vừa phải giữa tỏi và một số bệnh ung thư bộ phận tiêu hóa. Một phân tích tổng hợp khác cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày giảm liên quan đến việc có sử dụng tỏi nhiều hay ít, Các phân tích tổng hợp khác cho thấy kết quả tương tự về tỷ lệ mắc ung thư dạ dày bằng cách tiêu thụ tỏi. Một phân tích tổng hợp năm 2014 của các nghiên cứu dịch tế học đã cho thấy do việc tiêu thụ tỏi tại Hàn Quốc lớn dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn những khu vực khác. Tuy nhiên một phân tích tổng hợp năm 2014 cũng cũng báo cáo rằng bổ sung tỏi không có tác dụng đối với bệnh ung thư đại trực tràng
Tuy nhiên một phân tích tổng hợp năm 2013 về các nghiên cứu kiểm soát trường hợp và đoàn hệ đã tìm thấy bằng chứng hạn chế về mối liên quan giữa mức tiêu thụ tỏi cao hơn và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Theo các báo cáo mới nhất, tỏi còn có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư khác như : Ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.
c.Cảm lạnh thông thường
Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
d.Tác dụng phụ và độc tính
Tỏi được biết là gây ra hiện tượng hôi miệng và mùi cơ thể, được mô tả là mùi “cay nồng” đến mùi hôi. Điều này do chất allyl methyl sulfide (AMS) gây ra. AMS là một chất lỏng dễ bay hơi được hấp thụ vào máu trong quá trình chuyển hóa các hợp chất lưu huỳnh có nguồn gốc từ tỏi; từ máu nó đi đến phổi và từ đó đến miệng, gây hôi miệng và đối với da, nơi nó được tiết ra qua lỗ chân lông trên da gây ra mùi cơ thể. Chất này còn không thể khử sạch triệt để dù có sử dụng các loại hóa chất vệ sinh thông thường. Tuy nhiên nếu sử dụng chung tỏi cùng với sữa sẽ làm giảm nồng độ của AMS, trộn tỏi với sữa trong miệng trước khi nuốt làm giảm mùi tốt hơn so với uống sữa sau khi dùng tỏi. Nước thường, nấm và húng quế cũng có thể làm giảm mùi hôi; tuy nhiên, hỗn hợp chất béo và nước có trong sữa là hiệu quả nhất.
Tỏi tươi có chứa rất nhiều allicin, việc nghiền hoặc nhai tỏi tươi, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh khác như ajoene, allyl polysulfides và vinyldithiin . Tỏi già sẽ có ít chất allicin, nhưng có thể có một số hoạt động do sự hiện diện của chất S-allylcystein.
Một số người bị dị ứng với tỏi và các loài sẽ có các triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy , loét miệng và cổ họng, buồn nôn , khó thở và trong trường hợp hiếm gặp là sốc phản vệ. Những người nhạy cảm với tỏi cho thấy các xét nghiệm dương tính với diallyl disulfide, người bị dị ứng tỏi thường nhạy cảm với nhiều loại cây khác, bao gồm hành, hẹ, tỏi tây… hoa ly, gừng và chuối
Một số báo cáo về các vết bỏng nghiêm trọng do tỏi sử dụng tỏi vào điều trị mụn trứng cá , cho thấy cần phải cẩn thận khi sử dụng, thường kiểm tra một vùng da nhỏ với nồng độ tỏi thấp trước khi sử dụng cho diện rộng. Trên cơ sở nhiều báo cáo về các vết bỏng như vậy, bao gồm bỏng cho trẻ em, sử dụng tỏi sống, cũng như đưa tỏi sống vào các khoang cơ thể, không được khuyến khích. Đặc biệt, không nên sử dụng tỏi sống cho trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ của việc bổ sung tỏi lâu dài phần lớn chưa được biết rõ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khó chịu đường tiêu hóa, đổ mồ hôi, chóng mặt, dị ứng, chảy máu và kinh nguyệt không đều.
Một số bà mẹ cho con bú đã phát hiện ra, sau khi tiêu thụ tỏi, trẻ có thể chậm bú và nhận thấy mùi tỏi từ sữa mẹ.
Nếu dùng liều cao hơn mức khuyến cáo của tỏi với thuốc chống đông máu, điều này có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu cao hơn.
Qua quá trình tìm hiểu về tỏi, chúng ra cũng đã nắm được rất nhiều thông tin bổ ích. Thông qua đó có thể hiểu và biết cách sử dụng tỏi đúng cách, cả trong chế biến thực phẩm, cũng như trong việc phòng ngừa và chữa bệnh cho bản thân và gia đình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguồn tham khảo: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Garlic, https://maylamtoiden.asia/cac-loai-toi, https://baosuckhoecongdong.vn/an-toi-dung-cach-de-ngan-ngua-ung-thu/, https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/moi-ngay-an-mot-cu-toi-vua-chong-ung-thu-cuong-duong-tot-cho-tim/